Tumgik
bunrieukawoshin · 2 years
Text
"Có lẽ tớ sinh ra để được gặp cậu." - "Quả nhiên tớ sinh ra để chúng ta được gặp nhau."
Tumblr media
𝐄𝐩 𝟐𝟒: 僕は君に逢うために生まれてきたのかもしれない 𝐵𝑜𝑘𝑢 𝑤𝑎 𝑘𝑖𝑚𝑖 𝑛𝑖 𝑎𝑢 𝑡𝑎𝑚𝑒 𝑛𝑖 𝑢𝑚𝑎𝑟𝑒𝑡𝑒 𝑘𝑖𝑡𝑎 𝑛𝑜 𝑘𝑎𝑚𝑜 𝑠ℎ𝑖𝑟𝑒𝑛𝑎𝑖.
Lần đầu tiên Kaworu và Shinji gặp gỡ nhau là hoàn toàn ngẫu nhiên, không được sắp đặt sẵn. Kaworu có thể đã gặp bất kỳ ai, và nếu như người Kaworu gặp vào ngày hôm ấy không phải Shinji thì cuộc đời cậu đã có những biến chuyển khác. Sự thật mất lòng là cả Shinji lẫn Kaworu đều bị tổn thương tâm lý và Kaworu lúc này chưa hề có kinh nghiệm và hiểu biết về Shinji nên khó có thể xoa dịu nhau về lâu dài (ví dụ dễ thấy nhất là bản nháp đầu tiên, cả hai kết bạn được một thời gian và khi Shinji bày tỏ tình cảm kèm với những cảm xúc tiêu cực thì Kaworu chọn xa lánh Shinji để không tổn thương cậu nữa, tuy nhiên hành động này lại còn khiến Shinji đau đớn hơn). Đúng vậy, có khả năng cuộc đời của Kaworu biến chuyển tốt hơn nếu Kaworu gặp được người khác, nhưng mình có thể khẳng định rằng Kaworu chưa từng hối hận đã gặp được Shinji dù chỉ một lần.Lần đầu tiên nói ra ”sinh ra để gặp cậu”, Kaworu dùng “có lẽ” bởi vì cậu vẫn chưa chắc chắn rằng đây là lý do mình được sinh ra, vẫn còn nhiều điều về Shinji mà Kaworu chưa biết hết được. Cảm xúc của Kaworu đối với Shinji chỉ có thể diễn đạt bằng cụm từ đặt cả mục đích có mặt trên đời này vào một người duy nhất, vậy thì cảm xúc đó hẳn là rất mãnh liệt mới khiến nói lên một điều mà mình chưa chắc chắn như thế.
Tumblr media
𝐄𝐯𝐚𝐧𝐠𝐞𝐥𝐢𝐨𝐧 𝟑.𝟎: 僕は君と逢うために生まれてきたんだ 𝐵𝑜𝑘𝑢 𝑤𝑎 𝑘𝑖𝑚𝑖 𝑡𝑜 𝑎𝑢 𝑡𝑎𝑚𝑒 𝑛𝑖 𝑢𝑚𝑎𝑟𝑒𝑡𝑒 𝑘𝑖𝑡𝑎𝑛𝑑𝑎 𝑛𝑒.
Sau không biết bao nhiêu vòng lặp, Kaworu đã có đủ kinh nghiệm để kiểm chứng điều chưa chắc chắn ấy. Người đã chết đi sống lại vô số lần trong một câu chuyện mà Shinji là nhân vật chính như Kaworu có quyền nghi hoặc và rút lại kết luận ban đầu của mình, thế nhưng hoàn toàn ngược lại, lần này, Kaworu dùng “quả nhiên”, cho thấy giờ đây Kaworu hoàn toàn tin rằng mục đích tồn tại của mình là vì Shinji, và thốt ra câu nói ấy như thể khi cậu nhìn thấy Shinji ngắm sao, những cảm xúc dâng lên trong lòng Kaworu giúp cậu dạo lại một vòng những ký ức của mình rồi nhận ra ý nghĩa của Shinji đối với sự tồn tại của bản thân vẫn như ngày nào, và giờ đây cậu đã có thể chắc chắn về điều này chứ không còn mông lung như trước. Tuy chúng ta không được biết từ lúc nào, nhưng ở các vòng lặp sau này Kaworu là người đã sắp đặt cho cả hai gặp gỡ nhau bằng Sách Sinh Mệnh, nên khi nói vậy có lẽ cậu đã mừng thầm vì những việc mình làm đúng với mong muốn và cảm xúc của bản thân. Ở tập 24, Kaworu lần đầu trải nghiệm và nói thành lời những cảm xúc của mình, chỉ nằm yên trìu mến nhìn Shinji. Còn cảnh này Q thì lại có nhiều cử động hơn, nét mặt cậu nhẹ nhõm, ánh mắt di chuyển từ thấp lên hướng nhìn Shinji như muốn tìm kiếm sự đồng thuận, một lần nữa trải nghiệm và xác nhận những cảm xúc chưa từng thay đổi từ lần gặp đầu tiên.Một điểm khác biệt giữa hai câu nói nữa là trợ từ Kaworu dùng khi đề cập đến Shinji. “Kimi to” dùng ở Q là “cùng với cậu” (giống như trong câu nói của Kaworu khi đáp lại câu của Shinji “Ừ, là cậu thì sẽ làm được” ở đoạn sau: “Cùng với cậu đó” Kimi to nara, dayo). Nếu dịch để thể hiện nét nghĩa này thì thay vì "gặp cậu" phải là "gặp nhau”. Khác với “gặp cậu”, “gặp nhau” mang nghĩa hành động cả hai cùng thực hiện. Có thể hiểu sự thay đổi trong lời nói này là Kaworu đang từng chút một biết nghĩ cho bản thân hơn và khao khát được nhận lại hạnh phúc.
0 notes
bunrieukawoshin · 2 years
Text
[Character Study] Nagisa Kaworu ở bản anime Neon Genesis Evangelion - 3/3
Phần II
III - KAWORU PHẢI CHẾT VÌ TÌNH YÊU VÔ ĐIỀU KIỆN KHÔNG TỒN TẠI?
Cái chết là một đặc điểm được gắn với hình tượng nhân vật của Kaworu, cũng như các đặc điểm như vỏ ngoài hoàn hảo và phong thái thoải mái, lời nói dễ chịu mà mình đã khám phá trong hai bài viết trước. Thoạt nhìn Kaworu trông thật hoàn hảo vì cậu tự giấu đi những vấn đề của mình và lăng kính ngưỡng mộ của Shinji càng làm rõ hình ảnh ấy. Kaworu là nhân vật được tạo ra để khiến Shinji mở lòng, thế nên mỗi lời cậu nói ra đều vì mục đích đó. Vậy thì, cái chết của Kaworu mang mục đích gì? Đối với Kaworu, cái chết là sự giải thoát, là tự do mà cậu mong mỏi. Thế nhưng, đối với Shinji thì sao?
Đẩy Shinji vào tuyệt vọng cùng cực để thúc đẩy câu chuyện tiến triển chỉ là một trong những tác dụng khi Kaworu chết đi. Ý nghĩa chính nằm ở hành động kết liễu Kaworu của Shinji, và sức ảnh hưởng của cái chết ấy lên các nhân vật khác và thông điệp của Evangelion, một sức ảnh hưởng thiếu vắng sự hiện diện của chủ nhân mà mình nghĩ là vô cùng đặc sắc.
Tumblr media
Có thể nói rằng cái chết của Kaworu có phần quan trọng hơn các đặc điểm khác. Nếu như các đặc điểm khác xây dựng nên hình ảnh Kaworu trong mối quan hệ với chỉ riêng Shinji và có tầm ảnh hưởng trong vòng tròn đó, thì cái chết vừa có ý nghĩa đối với bản thân Kaworu, vừa tác động lên Rei và định hướng hành động của Rei trong End of Evangelion, vừa có ý nghĩa với thông điệp của phim và sự phát triển nhân vật của Shinji.
Cái chết mang ý nghĩa mang đến tự do cho Kaworu là điều chúng ta đều đã rõ. Phần Angel của Kaworu gắn với mệnh lệnh từ bề trên và sự trói buộc, phần người của Kaworu gắn với… dĩ nhiên là con người cùng với đầy đủ những cảm xúc và tâm tư “người” nhất – chúng đã giúp cậu đồng cảm và yêu mến con người. Nên khi chọn chết đi, Kaworu chối bỏ phần đem đến cho mình thương tổn và khổ đau. Lựa chọn này ảnh hưởng đến cả Rei. Sau khi chứng kiến Kaworu lựa chọn cái chết để được tự do, chọn chối bỏ nghĩa vụ của phần Angel, chính em cũng chọn đi theo con đường đó, phản bội lại Gendo và trao quyền định đoạt Instrumentality cũng như số phận loài người cho Shinji.
Cái chết ở đây được hiểu là một phần thưởng cho lựa chọn vì phần người của mình và vì nhân loại nói chung của Kaworu, và trái ngược với nó, tái sinh vô số lần trong các vòng lặp sau này chính là hình phạt cho việc Kaworu dựa vào Shinji để tìm kiếm giá trị tồn tại. (Rebuild of Evangelion, tuy được làm ra để truyền tải một thông điệp khác, đã cho Kaworu một cơ hội hoàn thiện phát triển nhân vật của mình đúng với thông điệp của NGE mà ngày xưa cậu không có được)
Bây giờ, để xem ý nghĩa cái chết của Kaworu đối với thông điệp của NGE và sự phát triển nhân vật của Shinji, hãy quay lại trước đó một chút. Tập 25 bắt đầu bằng một câu tự vấn duy nhất lặp lại vô số lần dồn dập vào Shinji cũng như người xem: “Vì sao lại giết?”. Shinji trả lời, rằng cậu không còn cách nào khác, rằng Kaworu là Angel, nhưng chính nhận thức của Shinji cũng lập tức chỉ ra được: “Cho dù cậu ấy cũng là con người?”, có cố chối bao nhiêu lần thì câu khẳng định đó vẫn lặp lại, thậm chí Rei trong nhận thức của Shinji đích thân xuất hiện bắt cậu thừa nhận (bởi vì trước đó chính Shinji đã đưa ra so sánh Kaworu giống với mình và Rei). “Kaworu là Angel” không phải câu trả lời đúng cho cái chết của cậu. Ký ức về cuộc nói chuyện với Misato trên bờ biển ban đêm xuất hiện đưa ra cho Shinji câu trả lời mà cậu đáng ra phải nhớ. Cái chết là lựa chọn của Kaworu, Shinji phải chấp nhận nguyện vọng đó, chấp nhận ý nghĩa của cái chết đối với chính Kaworu và rồi chấp nhận Kaworu không phải là người cậu được phép dựa dẫm, tự hiểu ra ý nghĩa sự hiện diện và biến mất chóng vánh của Kaworu trong cuộc đời mình. Việc từ bỏ Kaworu ra khỏi những lựa chọn tìm kiếm giá trị bản thân từ bên ngoài bắt đầu từ đây, thể hiện qua cách phân đoạn cảnh mở đầu này với hai lần cầu cứu khác nhau của Shinji. Lần thứ nhất, cậu hét lên tìm ai đó cứu mình mà không gọi rõ tên, trong khi những ký ức về Kaworu lướt qua. Kaworu, qua hình tượng nhân vật của cậu được xây dựng nên trong vòng dưới 20 phút lên hình ngắn ngủi, là người xuất hiện và cho không Shinji giá trị của bản thân, thứ mà Shinji không thể tự tìm thấy. Tình huống danh tính của Kaworu là kẻ thù mà Shinji phải chống lại là cách mà phim nói với chúng ta rằng không thể tìm kiếm giá trị bản thân từ bên ngoài. Lần cầu cứu thứ hai, Shinji lần lượt gọi tên hầu hết các nhân vật trong phim, kể cả bố mình, để cầu cứu, nhưng trong đó không còn Kaworu nữa. Phần kế tiếp theo chân Shinji (cùng với Asuka, Rei và Misato) kiểm điểm lại quãng đời phụ thuộc giá trị bản thân vào những người khác và nhận ra rằng, cũng như với Kaworu, Shinji không thể tìm thấy giá trị bản thân khi phụ thuộc vào họ.
Kaworu là người đầu tiên Shinji phải từ bỏ vì Kaworu là người đầu tiên và duy nhất trao cho Shinji giá trị bản thân mà không khiến cậu phải khổ đau, từ bỏ dựa dẫm vào Kaworu được thì từ bỏ dựa dẫm vào mọi người sẽ dễ hơn, việc khó còn lại mà Shinji phải học là cách yêu bản thân. Đến đây, mục đích cái chết của Kaworu đối với một thông điệp phim mà NGE muốn truyền tải - là tìm kiếm giá trị bản thân không phụ thuộc vào người khác, từ đó học cách tự yêu quý bản thân để có thể yêu quý người khác - đã hoàn thành, cho đến hết phim Kaworu không còn xuất hiện trở lại.
Vậy thì, quay lại với câu hỏi ban đầu, Kaworu phải chết vì tình yêu vô điều kiện không tồn tại? Không hẳn. “Kaworu tượng trưng cho tình yêu vô điều kiện và vì thế không tồn tại” tuy cũng dẫn đến cùng một kết luận về ý nghĩa cái chết của Kaworu đối với thông điệp phim, cá nhân mình lại không thích hướng suy nghĩ đó. Hiện tại mình chưa tìm thấy chi tiết nào từ trong phim thuyết phục mình rằng tình yêu của Kaworu là vô điều kiện, nhất là khi các câu thoại trong phân cảnh nhà tắm đã giải thích lý do Shinji có được cảm tình của Kaworu, nếu đã vô điều kiện thì cần gì lý do yêu phải không nè? Trong bài viết mình luôn men theo luận điểm “Shinji tìm thấy giá trị bản thân từ Kaworu” vì khoảnh khắc Shinji nghe được câu “Có lẽ tớ sinh ra để được gặp cậu” từ chính miệng Kaworu là bằng chứng củng cố, đây mới điều Shinji phải từ bỏ, không phải tình yêu vô điều kiện. Và vì góc nhìn chủ quan của một người yêu thích Kaworu như mình có cảm giác đem tình yêu vô điều kiện vào gán làm một đặc tính của Kaworu khiến cho Kaworu bớt con người và xa vời hơn. Đối với mình, Kaworu không xa vời mà gần gũi với Shinji bởi Kaworu giống với Shinji kia mà – đây là một điểm quan trọng cả phim lẫn phỏng vấn với đạo diễn Hideaki Anno đã khẳng định mà mình sẽ nói cụ thể hơn ở bên dưới - và tình yêu của Kaworu có điều kiện, chỉ là điều kiện đó đơn giản, lạ lùng và khó tin. Ở End of Evangelion, khi Gendo nói: “Tôi không tin có người yêu quý mình. Tôi không xứng đáng được yêu”, Kaworu xuất hiện và đối thoại với ông. Sự xuất hiện này, theo mình, ngụ ý rằng sự tồn tại của Kaworu phản bác lại ý kiến của Gendo. Rằng con người xứng đáng được yêu, chỉ cần là con người thôi là đủ.
Đáng ra, sau khi đã trả lời xong câu hỏi đặt ra ban đầu thì mình có thể kết thúc bài viết ở đây được rồi. Nhưng cho dù đã nói hết về ý nghĩa cái chết của Kaworu, phần mình cảm thấy có tầm quan trọng và sức nặng nhỉnh hơn hai phần trước một chút, mình không cho rằng điều này nghĩa là sự tồn tại của Kaworu chỉ để dẫn cái chết và bấy nhiêu là đủ để nói lên vai trò của Kaworu. Mục đích xuất hiện của nhân vật đối với thông điệp một tác phẩm muốn truyền tải và đối với sự phát triển của một nhân vật khác (thông thường là nhân vật chính) có thể giao thoa và lồng vào nhau, vì vốn dĩ thông điệp đến từ sự hoàn thiện xây dựng nhân vật. Tuy nhiên, nếu chỉ nói cái lớn hơn (thông điệp) thì có thể bỏ sót cái nhỏ hơn. Trong trường hợp này, Kaworu có riêng một vai trò cho phát triển nhân vật của Shinji, cụ thể là phần làm sao để học cách yêu bản thân. Vai trò này không ảnh hưởng đến thông điệp phim nên dễ bị bỏ qua (và mình nghĩ việc bỏ qua vai trò này là cũng là lý do dẫn đến kết luận Kaworu tượng trưng cho tình yêu vô điều kiện không tồn tại). Như mình đã nói ở trên, Kaworu và Shinji giống nhau là điều quan trọng. Tương tự với sự giống nhau giữa Kaworu và Rei ảnh hưởng đến hành động của Rei, sự giống nhau giữa Kaworu với Shinji có ảnh hưởng đến cách Shinji học yêu bản thân. Trong phần I mình đã trích dẫn lời của Anno nói về việc Kaworu là hình ảnh bản thân lý tưởng của Shinji. Tác hại của việc ý tưởng hóa và phụ thuộc giá trị vào người khác là hai chủ đề song hành cùng nhau trong NGE, và đúng vậy, nửa cuối tập 24 bắt buộc Shinji phải từ bỏ cả hai việc này ở Kaworu. Điều đáng chú ý mình muốn nêu ra ở đây là nhận thức c���a Shinji sau khi từ bỏ hình ảnh lý tưởng về Kaworu, theo tính chất bắt cầu cũng chính là hình ảnh lý tưởng của bản thân mà mình muốn yêu: cậu chấp nhận và yêu hình ảnh thật của Kaworu thay vì hình ảnh lý tưởng. Việc Shinji nói rằng cậu cũng thích Kaworu ở cuối tập 24 chứ không phải thời điểm nào sớm hơn, sau khi cậu biết được những mặt tối mà Kaworu đã giấu đi, nghĩa là cậu đã yêu mến Kaworu không chỉ qua chiếc vỏ lý tưởng bên ngoài. Khó nói rằng Shinji yêu toàn vẹn hay hiểu hết tất cả Kaworu, nhưng mình tin rằng thời điểm đó Kaworu trong Shinji là một Kaworu gần với Kaworu thật hơn cả. Và nếu Shinji có thể yêu mến Kaworu, một người giống với mình, thì cậu đã có bước đệm để sẵn sàng yêu chính mình. Kaworu là bước chuẩn bị cho sự thay đổi về mặt tâm lý của Shinji trong quá trình Instrumentality (tập 25,26 và End of Evangelion). Khi Rei cùng với Kaworu xuất hiện trong nhận thức của cậu và Shinji thắc mắc cậu hình dung thứ gì trong trái tim mình mang hình dáng hai người, Rei trả lời: “Là hy vọng có một ngày con người có thể thấu hiểu lẫn nhau”, còn Kaworu trả lời: “Là lời bày tỏ yêu thương cậu.” Mình tin rằng lựa chọn phân bố thoại cho Rei và Kaworu như thế này càng chứng tỏ tầm ảnh hưởng của Kaworu lên cách Shinji học yêu quý chính mình.
Vai trò này của Kaworu có phải quan trọng nhất hay không mình không dám khẳng định vì bản thân là người thích mối quan hệ của Kaworu và Shinji, mình có thể đặc biệt ưu ái vai trò này hơn, thì quả thật đối với mình đây là điều mà NGE muốn nói với mình về Kaworu và về mối quan hệ giữa cậu với Shinji và là điều mình trân trọng nhất. Tất nhiên, đây chỉ là cách hiểu chủ quan của mình, trong quá trình viết loạt bài này đã có lúc suy nghĩ của mình thay đổi, trước khi đăng phần cuối cùng mình đã phải quay lại chỉnh sửa hai phần trước cho không mâu thuẫn với suy nghĩ hiện tại, có thể mai sau mình sẽ lại thay đổi quan điểm nữa. Nhưng giờ đây, khi đang kết lại bài viết này, mình hiện hài lòng với cách nhìn này về tất cả những điều đã tạo nên nhân vật Nagisa Kaworu và tất cả những điều mà Nagisa Kaworu đã tạo nên được trong phim, một Nagisa Kaworu mà mình yêu mến, và muốn chia sẻ cách nhìn của mình với mọi người. Nếu đã đến đây, cảm ơn bạn đã bỏ thời gian đọc những chia sẻ của mình. “Chúc mừng”, dành cho Kaworu, cho bạn và mình.
1 note · View note
bunrieukawoshin · 2 years
Text
Kho lưu trữ của tiệm bún
Tổng hợp các bản dịch, phân tích của page.
TV anime Neon Genesis + The End of Evangelion
▪︎ Bản nháp 1 tập 24 ▪︎ Bản nháp 2 tập 24 ▪︎ [Quote] "Rất đáng có cảm tình." ▪︎ Về xây dựng nhân vật Nagisa Kaworu trong bản anime I   - Kaworu có thật sự hoàn hảo? II  - Kaworu toàn nói chuyện trên trời dưới đất? III - Kaworu phải chết vì tình yêu vô điều kiện không tồn tại?
Rebuild of Evangelion
▪︎ Về cách đặt tên các phần Rebuild ▪︎ Vẻ mặt của Kaworu trong phân cảnh after credit 2.0 ▪︎ Dây tơ hồng trên poster ▪︎ Chuyện tình Ngưu Lang Chức Nữ ▪︎ [Quote] “Có lẽ tớ sinh ra để được gặp cậu.” - “Quả nhiên tớ sinh ra để chúng ta được gặp nhau.” ▪︎ Niềm tin Shinji dành cho Kaworu ▪︎ [Quote] "Duyên phận có lẽ rồi sẽ dẫn lối cho cậu thôi." ▪︎ [Review] Tình yêu trong Evenglion 3.0+1.0  ▪︎ Tòa tháp N109 ▪︎ [Quote] "Cậu cũng giống như bố tớ" ▪︎ [Quote] "Ra là cậu ở đó sao, Kaworu?" - "Ra là em ở đó sao, Yui?" ▪︎ Piano và Cello ▪︎ [Quote] "Tớ là cậu. Tớ cũng giống hệt cậu." ▪︎ Lời hồi đáp Shinji dành cho Kaworu
Khác (tranh ảnh và MV official, các series và game spin-off)
Manga ▪︎ Phân cảnh Shinji kết liễu Kaworu
▪︎ Tranh minh họa lịch để bàn Khara của Mahiro Maeda ▪︎ Tranh kỉ niệm 10 năm Evangelion Store Tokyo của Mahiro Maeda ▪︎ Phân đoạn của Kaworu và Shinji trong MV A Cruel Angel Thesis
0 notes
bunrieukawoshin · 2 years
Text
Kaworu với hoa anh túc và thủy tiên trong tranh của Mahiro Maeda chúc mừng kỉ niệm 10 năm Evangelion Store Tokyo
Tumblr media
Trong tiếng Anh, ý nghĩa chung của hoa anh túc là giấc ngủ vĩnh hằng, sự yên nghỉ và lãng quên. Ngôn ngữ loài hoa của anh túc trong tiếng Nhật thì tươi sáng hơn một chút, chúng tượng trưng cho sự thương cảm và đồng cảm, những dự cảm trong tình yêu và nét tươi vui, dịu dàng. Riêng anh túc đỏ tượng trưng cho niềm an ủi.
Hoa thủy tiên nói chung tượng trưng cho tình yêu đối với bản thân, bắt nguồn từ câu chuyện về Narcissus trong thần thoại Hy Lạp. Thủy tiên vàng trong ngôn ngữ loài hoa tiếng Nhật có nghĩa là: "tôi muốn người đem lòng yêu tôi thêm một lần nữa" và "hãy trở về với tôi".
Nếu bạn không nhớ thì Maeda là người vẽ tranh hai đứa đối mặt nhau trong lịch để bàn Khara 2014-2015 dựa trên bức họa chân dung đôi vợ chồng công tước Urbino của Piero della Francesca và cũng phụ trách cả storyboard Q nháp trong 3.333 đó, tranh lồng ghép ý nghĩa rất hay. Lúc vừa nhìn thấy đầu tui đã nhảy ngôn ngữ loài hoa rồi mà đi tìm hiểu vẫn không khỏi thán phục vì hai loài hoa này thôi đã nói lên hầu hết mọi thứ về Kaworu.
1 note · View note
bunrieukawoshin · 2 years
Text
Niềm tin Shinji dành cho Kaworu
Tumblr media
Khi Shinji nhờ Kaworu sửa chiếc SDAT, cũng có thể hiểu rằng cậu giao phó tâm hồn của mình cho Kaworu, tin tưởng Kaworu có thể giúp mình sửa đổi bản thân. Niềm tin này đến từ việc được Kaworu tập piano cho. Shinji ban đầu e ngại trải nghiệm mới, chỉ dám nhấn từng nốt rời rạc đã dần dà dạn dĩ hơn trên phím đàn. Cậu nhận ra rằng bản thân đang chuyển mình (*), và nhờ Kaworu dẫn dắt mình tiếp bước trên con đường đó. Phân cảnh theo sau đó là cảnh ngắm sao với những lời trải lòng của Shinji, mong Kaworu có thể hiểu những nỗi niềm trong thâm tâm đã hình thành nên con người hiện tại của mình.
(*) Sự chuyển mình, thay đổi ở Shinji cũng có thể gọi là trưởng thành để liên hệ với sự phát triển nhân vật được tiếp nối ở 3.0+1 0, hay tiến hóa để làm rõ điểm giống với quá trình tiến hóa của loài người: khi con người đã tiến hóa hoàn chỉnh rồi thì bắt đầu thay đổi thế giới -> muốn thay đổi thế giới phải thay đổi bản thân cho hoàn thiện trước.
Giữa cuộc đời vạn vật không ngừng thay đổi và chính mình cũng cần phải thay đổi theo, Shinji tìm kiếm một sự bất biến, một niềm tin vững chãi và niềm tin ấy hiện diện ở Kaworu. Kaworu là người đầu tiên và duy nhất đặt được nền móng cho bước chuyển mình của Shinji, vì Kaworu luôn luôn chấp nhận con người hiện tại của cậu rồi mới gợi ý một sự thay đổi giúp Shinji đáp ứng với thế giới. Và Kaworu cũng sẽ chấp nhận bất cứ con người nào của Shinji, cậu không phải sợ hãi bị Kaworu chối bỏ.
Khi Kaworu sửa xong, chiếc SDAT chuyển sang track kế tiếp, Shinji tiến thêm một bước trên quá trình chuyển mình, cậu muốn tìm hiểu về thế giới bên ngoài. Nhưng những sự thật nghiệt ngã lại một lần nữa quật ngã cậu, khiến Shinji cảm thấy rằng những việc mình làm đều không có ý nghĩa gì và không còn niềm tin vào tất cả. Cậu điên tiết vứt đi vật có ý nghĩa ghi lại sự tiến bộ của mình. Kaworu lại đến và nhặt nó lên, động tác thật nhẹ nhàng và cẩn thận. Kaworu lại có thể đáp ứng được mong muốn của Shinji, dù cho lần này đó là đòi hỏi không tưởng. Nhưng trước hết, Shinji phải lấy lại niềm tin đã.
Kaworu chưa từng làm gì phản bội lại những tin tưởng của Shinji, nhưng liệu có phải Kaworu hoàn toàn không hề có hành động gì khiến Shinji phải ngờ vực không? Chắc hẳn một cậu con trai xuất thân không rõ ràng, không cần quần áo bảo hộ khi ra ngoài, thoăn thoắt bước xuống cầu thang đã cũ bất chấp gió mạnh, biết được những sự thật về thảm họa 14 năm trước phải dấy lên rất nhiều câu hỏi trong đầu Shinji. Cậu hoàn toàn có thể lấy chúng làm lý do khi nói rằng mình không muốn lái Eva vì không thể tin tưởng Kaworu, thế nhưng lại buộc miệng nói ra không thể lái Eva vì DSS Choker. Shinji, dù có vô thức hay không, đã không dùng lý do hợp lý để bác bỏ sự tin tưởng mình dành cho Kaworu, cho thấy cảm xúc hướng đến Kaworu của cậu đủ mãnh liệt để lấp hết những ngờ vực kia. Cậu sẵn sàng cho Kaworu cơ hội chứng minh rằng mình có thể tin tưởng được, và Kaworu đáp ứng mong mỏi ấy bằng việc lấy DSS Choker khỏi Shinji, trước khi mở khóa không quên xoa nhẹ lên lưng cậu trấn an.
Tumblr media
Shinji tin tưởng Kaworu dựa trên cảm xúc nhiều hơn lý trí nhưng niềm tin đó không phải tự dưng có hay sinh ra từ sự yếu lòng và cảm giác nhẹ nhõm khi được giải thoát khỏi án tử. Kaworu tháo được DSS Choker vừa là lời khẳng định chắc nịch nhất cho khả năng giúp Shinji thay đổi mình của Kaworu, vừa là lời trấn an nỗi sợ hãi cái chết. Đối với Shinji, đây là một việc không tưởng, cũng giống như sửa đổi thế giới vậy, mà Kaworu đã làm được rồi nên cậu hoàn toàn tin tưởng vào lời Kaworu nói. Tình tiết này đẩy niềm tin của Shinji dành cho Kaworu lên đến đỉnh điểm, chứ không sinh ra nó. Niềm tin ấy đã được khai sinh từ những tương tác đầu tiên của cả hai, đúc kết bằng tất cả những gì Kaworu đã làm được cho Shinji từ khi gọi cậu xuống cùng chơi đàn cho đến tận bây giờ. Khi leo lên xác Lilith để lấy về hai ngọn giáo, Shinji đã nói rằng: "Vì Kaworu và vì mọi người." Cậu biết được rằng những gì Kaworu đã làm cho mình có ý nghĩa sâu nặng đến mức nào và muốn đáp trả lại Kaworu.
Niềm tin đã lên đến đỉnh điểm, cùng với mong muốn chuộc tội và tính cứng đầu của Shinji lại trở thành một con dao hai lưỡi. Chúng thúc đẩy cậu tiếp tục quá trình chuyển mình nhưng lại nhảy cóc đến bước thay đổi thế giới và khiến cậu bỏ ngoài tai cả những căn ngăn đến từ chính Kaworu, rơi vào cái bẫy Gendo giăng sẵn. Đặt ở góc độ thông điệp mà phim muốn truyền tải, hai ngọn giáo Longinus có lẽ tượng trưng cho hy vọng hão huyền dẫn đến thất bại. Trong Q, Shinji chưa thể hoàn tất quá trình thay đổi bản thân, nhưng lại muốn mau chóng sửa chữa lỗi lầm nên không thể thay đổi được thế giới, đánh mất sinh mạng của người cậu đã tin tưởng và yêu mến. Nếu cứ vì thất bại mà cho rằng mình chẳng thể làm gì, Shinji sẽ để nền móng Kaworu đã đặt xuống rơi vào lãng quên và mục nát theo thời gian mất. Nhưng cậu đã tự vực mình dậy, nhờ có sự quan tâm của những người xung quanh, và tiếp tục quá trình đổi mới bản thân, không để cho những gì Kaworu đã làm vì mình trở thành công cốc. Khi cầm lấy Longinus ở Thrice Upon A Time, lần này cậu đã có thể biến nó trở lại thành Cassius, tượng trưng cho hy vọng thực sự mà cả hai từng theo đuổi.
1 note · View note
bunrieukawoshin · 2 years
Text
Lời hồi đáp Shinji dành cho Kaworu
Lần cuối cùng mà chúng ta được nhìn thấy Kaworu và Shinji ở cùng nhau trên phim như hình ảnh phản chiếu trong gương của lần đầu tiên hai đứa gặp gỡ.
Tumblr media
Kaworu trong phân cảnh này là một Nagisa Kaworu vừa mới chào đời, người không mảnh vải che thân. Khoảnh khắc này cậu trần trụi và sợ hãi, dễ bị tổn thương hơn bao giờ hết. Khi Kaworu vừa tái sinh một lần nữa, cậu vẫn ở thế giới cũ, trước mặt vẫn là Mark.06 đang được lắp ráp, hai bên vẫn là hằng hà sa số chiếc quan tài chạy từ quá khứ đến tương lai. Đến khi bàn tay của Shinji lọt vào khung hình và Kaworu nhìn sang thì cảnh vật mới chuyển qua hoàng hôn trên bờ biển. Shinji vừa đưa Kaworu đến thế giới mới, nơi không còn Eva hay những vòng lặp.
Cũng là bờ biển, cũng là hoàng hôn, nhưng lần này không còn tàn tích các tòa nhà, không còn bức tượng thiên thần mất đầu nữa. Mặt trời to hơn, không còn núi phía xa xa nên khung cảnh rộng lớn hơn, chẳng có giới hạn, bó buộc nào lên hai đứa. Lúc này, Shinji trao cho Kaworu tự do thực sự, thứ đầu tiên mà cậu vẫn luôn tìm kiếm.
Hình dáng Shinji nhỏ tuổi là hình dáng của cậu khi cha mẹ chưa rời bỏ, khi cậu chưa từng cảm thấy sợ hãi và cô đơn. Giờ đây dù cậu đã trải qua hết thảy, nhưng lại chọn lấy hình dáng này, vì Shinji biết mình được yêu thương, cũng như ngày xưa cậu từng nhận được đầy đủ yêu thương vậy. Cậu muốn tiếp tục trao yêu thương đó cho Kaworu, người đã yêu cậu, người cậu đã yêu, và chìa tay ra.
Kaworu ngồi bên phải, Shinji bên trái. Cậu đã đổi chỗ cho Kaworu, trở thành người giải thoát Kaworu khỏi những suy nghĩ luẩn quẩn về việc chết đi sống lại trong những vòng lặp vô tận, giống hệt như vào lần đầu gặp gỡ Kaworu đã giải thoát cậu khỏi những suy nghĩ về nỗi sợ mọi người xung quanh của mình.
Kaworu vốn biết rằng thay đổi là một phần cần thiết của cuộc sống, Kaworu nói với Shinji là như vậy. Thế nhưng, Kaworu tôn trọng cách sống mà Shinji chọn lựa. Nếu Shinji không muốn thay đổi, Kaworu sẽ nằm bên cạnh cậu, cùng cậu ngắm những vì sao tĩnh lặng suốt đời suốt kiếp. Còn nếu như Shinji có thể tự đứng dậy trên đôi chân và chấp nhận, thích nghi sự đổi thay của vạn vật xung quanh, Kaworu sẵn sàng ở lại đằng sau, để cậu tiến đến thế giới mới. Kaworu không nghĩ rằng mình có thể làm được điều như Shinji, không biết rằng mình có thể sống ở thế giới mới. Nhưng có Shinji ở đây bên cạnh cậu mà. Shinji sẽ chỉ cậu, dạy cậu cách sống, giống như cách Kaworu đã dạy Shinji piano. Sau khi đã trưởng thành, bản chất cách sống của Shinji vẫn vậy, cậu sống bằng cách tìm kiếm kết nối với mọi người. Đó là ý nghĩa của câu "Đây là cách kết nối với tớ nè" và lời đáp "Cậu tin vào một thế giới mọi người bổ khuyết lẫn nhau, đúng là cậu chẳng thay đổi chút nào cả".
Bàn tay của Shinji gửi lại cho Kaworu tất cả mọi thứ Kaworu từng trao cho cậu, từ sự giải thoát và xoa dịu tâm hồn đến kết nối và những hứa hẹn. Phải đến lúc này mới có lời hồi đáp thực sự đến từ Shinji, dù là tình cảm giữa Kaworu và Shinji với nhau từ đầu đến giờ là song phương. Bấy lâu nay thứ Kaworu nhận được là sự tồn tại hiển nhiên của một cậu con trai trong thế giới này, dựa vào sự tồn tại đó mà cảm thấy sự tồn tại của mình có ý nghĩa. Giờ đây Kaworu có được tự do, sự sống, và kết nối với người mà mình yêu thương, chúng chính là hạnh phúc thực sự. Cậu nhận được những thứ mà một con người sinh ra vốn phải có, phần người của cậu được thừa nhận, bởi chính Shinji, người tạo lập lên thế giới mới này. Và Kaworu khóc. Lần đầu tiên chúng ta được nhìn thấy những nỗi niềm không kìm nén được nữa trong lòng cậu tuôn trào. Những giọt lệ ấy rơi vì tâm hồn không ngừng nghỉ trao đi của cậu cuối cùng cũng được nhận lại. Kaworu cuối cùng cũng tìm thấy hạnh phúc.
6 notes · View notes
bunrieukawoshin · 2 years
Text
Thánh đường Ký ức - Tháp N109
Tumblr media
Shinji trốn tránh tất cả mọi người, cô lập mình ở tàn tích của một tòa nhà bên kia hồ thuộc khu căn cứ cũ của Nerv, được gọi là tháp N109. Theo như lời của Kensuke thì có lẽ cậu ở đó là vì nhớ. Nhớ Nerv sao? Không hẳn, Nerv không gắn với những ký ức đẹp mà cậu luyến tiếc. Tòa nhà này dường như là hiện thân của nỗi nhớ mà Shinji dành cho một người, Kaworu.
Tumblr media
Các khung hình đầu tiên của tháp N109 đều chọn những góc quay rất quen thuộc là hướng lên trần nhà bị phá hủy nhìn thấy bầu trời, từ trên cao hướng xuống và sát mặt đất, gợi lại hình ảnh căn phòng đặt piano. Tàn tích một tòa nhà cũng là một địa điểm xuất hiện nhiều lần ở các phiên bản khác. Trong bản nháp 1, Shinji thổ lộ những cảm xúc ngổn ngang của mình ở một nơi như thế. Trong bản nháp 2 và manga, đó là nơi cả hai lần đầu gặp gỡ. Nên là, lần đầu xem đến cảnh này mình không khỏi nghĩ rằng nơi này có cái gì đó rất gần gũi với sự hiện diện của Kaworu.
Và quả thật là vậy. Trong trận đánh với Gendo, khi Shinji ngã xuống tòa nhà đó thì lập tức ký ức về quãng thời gian cậu ở cùng Kaworu hiện về.
Tumblr media Tumblr media Tumblr media
Tháp N109 chính là nơi Shinji vùi mình trong nỗi nhớ về một người đã mất, lại rất giống với Thánh đường Ký ức trong câu chuyện về người đàn ông trong Thành phố Chết của Kaworu trong bản nháp 1. Câu chuyện đó được dùng để chỉ Gendo đối với Yui, và hai mối quan hệ này giống nhau như thế nào đã được nói rồi. Vẻ mặt của Shinji đau đớn khi phải nhìn lại những ký ức đẹp đó, nhưng bây giờ cậu không còn gục ngã trước nó nữa. Sau cơn mưa trời lại sáng, cầu vồng hiện ra trên bầu trời.
Tumblr media
(cành cây đung đưa trong 3.0 và 3.0+1.0)
Tumblr media
Và ở cảnh tiếp theo Shinji lại đứng dậy, tiếp tục chiến đấu.
3 notes · View notes
bunrieukawoshin · 2 years
Text
Tranh minh họa của Mahiro Maeda trong lịch để bàn của Studio Khara năm 2014-2015
Tumblr media Tumblr media
Một trong những bức official art đỉnh nhất của Kaworu và Shinji, cả về kỹ thuật vẽ bậc thầy (có thể thấy quai hàm Shinji trông không mềm mại như trên phim mà giống tranh gốc hơn), các chi tiết của Q về một thế giới hoang tàn lồng ghép trong tranh lẫn sự liên hệ với câu chuyện của hai nhân vật trong lịch sử.
Dù là hôn nhân sắp đặt nhưng Federico và Battista đã rất hạnh phúc bên nhau. Bạn của họ là Baldi miêu tả hai người đồng điệu như thể hai linh hồn trong một thể xác. Sau khi Battista qua đời, Federico dành phần lớn thời gian còn lại của đời một mình trong cung điện xa hoa ở Ubrino của ông.Tác phẩm gốc còn có hai bức tranh ở mặt sau, vẽ vợ chồng được hộ tống trở về cung điện Ubrino bởi các Thiên sứ và Nhân đức trụ. Cỗ xe của Federico được kéo bởi bạch mã tượng trưng cho tình yêu và cỗ xe của Battista được kéo bởi kỳ lân tượng trưng cho sự trong trắng.
Tumblr media
Nói chung là studio dẩy rất tích cực để người xem đến từ nền văn hóa nào cũng hiểu được hai đứa là một cặp bằng cách lấy references các đôi tình nhân nổi tiếng từ Tây sang ta. Theme Thất Tịch/Ngưu Lang Chức Nữ trên poster và trong phim được Anno và Sadamoto xài thì phổ biến với các nước phương Đông hơn, fandom bên Tây đến giờ vẫn không hẳn là ai cũng biết nguyên câu chuyện Ngưu Lang Chức Nữ nó giống chuyện của hai đứa đến mức nào mà chỉ biết 2 ngôi sao tượng trưng cho sự chia cắt thôi. Nhưng bức này thì bên Tây lại soi ra từ rất sớm vì họ biết nhiều về văn hóa Châu Âu hơn.
1 note · View note
bunrieukawoshin · 2 years
Text
Phân cảnh “Tớ cũng giống hệt cậu” trong 3.0+1.0
Sau khi tái hiện lần đầu gặp mặt, vị trí của cả hai đều chuyển thành ngồi trên bờ cát để tái hiện đoạn Shinji thổ lộ lòng mình ở cuối tập 24. Lựa chọn mỗi khung hình đều có vai trò thể hiện những điểm khác biệt với tập 24 từ cảnh vật, sự vật đến con người để làm rõ sự hiện diện của Kaworu cũng như cách Shinji sẵn lòng đón nhận lời Kaworu bộc bạch ở lần tái hiện này.
Tumblr media
Đầu tiên là khác biệt về cảnh vật, hoàng hôn thay vì cảnh biển ban đêm. Khác biệt thứ hai là về sự vật. Bức tượng thiên thần mất đầu được ở riêng một khung vì góc quay đoạn sau (tập trung vào Shinji đang hướng nhìn và lắng nghe Kaworu) không thể cho chúng ta thấy được sự có mặt của nó khi so với phân cảnh ở tập 24. Cảnh vật và sự vật được chọn để thay đổi ở đều có liên hệ đến hình ảnh Kaworu, chúng chính là sự hiện diện của cậu ở mức sơ cấp. Cuối cùng là điểm khác biệt quan trọng nhất là bản thân Kaworu có mặt tại đó, cậu đã ngồi vào chỗ trống bên cạnh Shinji. Nếu như những lời Shinji trải lòng ở cuối tập 24 không ai hồi đáp (hay đúng hơn là nhận được lời của Misato nhưng chúng không thể an ủi cậu) thì bây giờ đây đã có Kaworu. Kaworu đáp lại "Cậu ấy giống em, và Ayanami. Em cũng thích cậu ấy" bằng câu thổ lộ tương tự: "Tớ cũng giống hệt cậu. Thế nên cậu thu hút tớ." Khi nói ra điều này cậu vừa hồi đáp Shinji, vừa trở thành Shinji mong muốn được hồi đáp.
Kaworu khẳng định mình có cảm tình với Shinji vì trái tim mong manh tựa thủy tinh của người đối diện. Kaworu nói rằng Shinji thu hút mình vì cậu cũng như Shinji. Như vậy, theo tính chất bắc cầu thì điểm giống nhau giữa hai đứa là tâm hồn đau khổ khi phải sống trong thế giới tàn nhẫn này, để rồi khi gặp được nhau chúng đồng cảm, ôm ấp xoa dịu lẫn nhau. Shinji tổn thương thì Kaworu cũng tổn thương, Shinji cần được hạnh phúc thì Kaworu cũng cần được hạnh phúc. Và, Shinji cần một lời hồi đáp đến thế nào, không có nó tinh thần cậu đã vỡ vụn ra sao trong The End of Evangelion, thì Kaworu hiện giờ cũng như vậy.
0 notes
bunrieukawoshin · 2 years
Text
Piano và Cello
Shinji đã nói rằng cây cello cậu dùng là di vật của mẹ mình trong bản nháp 2 của tập 24 (các game ăn theo cũng giữ lại thiết lập này), giờ lại có thêm Gendo cũng chơi piano, nên có thể suy ra hai vị phụ huynh cũng là một cặp song tấu piano và cello.
Tumblr media
Nói thật thì xem đến khúc này mình rất bất ngờ, vì piano vốn gắn liền với Kaworu từ trước đến giờ, nên thiết lập này giống như làm tiền đề cho "Cậu cũng giống bố tớ" ở khúc sau vậy. Cả hai đều gặp khó khăn với con người nói chung, nhưng cách họ đối xử người khác ngược lại hoàn toàn khác biệt. Gendo thích piano vì nó không biết nói dối:
"Một khi đã chỉnh dây thì luôn luôn phát ra âm thanh đúng với phím được ấn xuống."
Ông cho rằng tiếng đàn không bao giờ có thể phản bội kỳ vọng của ông như con người, piano là một công cụ để ông tách mình với thế giới. Kaworu thì dùng piano để kết nối và đồng điệu tâm hồn với người khác, cụ thể là Shinji: 
"Cùng chơi piano là cách dùng âm nhạc để trò chuyện."
Sự trái ngược rõ ràng trong thế giới quan thể hiện qua piano cũng là sự trái ngược về nhân tính của Gendo và Kaworu. Sinh ra là con người, nhưng vì mục đích Gendo không hề do dự từ bỏ nhân tính của mình. Ngược lại, dù sinh ra không phải là người, sự cảm thương Kaworu dành cho nhân loại chính là minh chứng cho phần nhân tính của cậu. Ở một mặt khác, piano nói lên rất nhiều điều về thói quen hay đè nén và giấu nhẹm cảm xúc tiêu cực của của Kaworu. Khi cậu trả lời Shinji làm sao để chơi nhạc tốt hơn, dường như cũng là những lời tự an ủi chính mình khi đi qua vô số vòng lặp:
"Tiếp tục luyện tập thôi. Lặp đi lặp lại thật nhiều lần. Cho đến khi nào cậu thấy hài lòng là được. Đó là cách duy nhất."
Có lẽ chơi piano là cách Kaworu giải tỏa căng thẳng, mà, dù có trút hết nỗi niềm vào tiếng đàn thì thứ phát ra cũng không hề sầu não. Thật sự rất giống Kaworu, mang trong mình nhiều tâm sự nhưng ngoài mặt lúc nào cũng giữ nguyên nụ cười dịu dàng. Tuy người đã sáng tác Quatre Mains không được đề cập trong phim nhưng khả năng cao chính là Kaworu rồi vì nó có đầy đủ mọi màu sắc của cậu. Một bản nhạc cần hai người chơi có giai điệu trong trẻo và tươi sáng, tượng trưng cho mong muốn được cạnh Shinji và nỗ lực giúp Shinji được hạnh phúc.
2 notes · View notes
bunrieukawoshin · 2 years
Text
"Ra là cậu ở đó sao, Kaworu?" - "Ra là em ở đó sao, Yui?"
Tumblr media
Vị trí của hai câu này đối lập với nhau, đây là câu nói cuối của Shinji trước khi ta tiến vào thế giới nội tâm trong quá trình Instrumentality còn câu của Gendo thì kết lại, nên trình tự diễn biến tâm lý của họ vừa là nghịch đảo của nhau vừa có những điểm tương đồng. Có thể tóm tắt diễn biến của hai người theo cách làm nổi bật sự nghịch đảo và những điểm tương đồng đó như sau:
Shinji trong EoE: Được gặp người mình tìm kiếm -> Buông bỏ -> Nhận ra sai lầm của bản thân (thông qua Rei và Kaworu) -> Tự nguyện kết thúc quá trình Instrumentality. Gendo trong 3.0+1.0: Tự nguyện bắt đầu quá trình Instrumentality -> Nhận ra sai lầm của bản thân (thông qua Shinji) -> Buông bỏ -> Được gặp người mình tìm kiếm.
Trong đó, điểm tương đồng lớn nhất phải nói đến, cũng là nguyên nhân dẫn đến hai câu thoại giống nhau này, là cả hai đều tìm kiếm người yêu dấu vì cho rằng đó là người duy nhất có thể xoa dịu nỗi sợ hãi của mình. Ở điểm này thì hai người lại khác biệt với nhau một chút.
Trong EoE, sự sợ hãi của Shinji thể hiện ra ngoài rất rõ ràng, còn về phần Gendo thì phải đến 3.0+1.0 ta mới biết được ông có mang trong mình nỗi sợ khi tự nói ra lý do mình muốn tìm kiếm Yui. Ông vốn quen thuộc và thích thế giới cô độc của mình, lần đầu nếm trải nỗi sợ cô đơn khi vợ mất nên không màng đến bất cứ thứ gì khác ngoài việc tìm gặp lại Yui lần nữa. Ngược lại, nỗ lực chủ động tìm kiếm của Gendo là thể hiện thông qua hành động, dễ thấy hơn Shinji. Để thấy được khi đó cậu cũng đang tìm kiếm Kaworu để xoa dịu nỗi sợ hãi của mình, phải xét đến sự thay đổi biểu cảm diễn ra rất nhanh khi Kaworu xuất hiện. Khi vừa ngước đầu lên, vẻ ngạc nhiên trên mặt Shinji lập tức chuyển thành một nụ cười. Cậu nhận ra giọng của Kaworu và vốn đang mong đợi Kaworu sẽ đến, bất ngờ trong một khắc vì điều mình muốn thực sự xảy ra rồi mừng rỡ.
Câu thoại tương ứng song song này ngoài khẳng định sự hiện diện của Kaworu đối với Shinji có ý nghĩa như Yui đối với Gendo, còn chỉ ra một điểm ở Shinji dù tương đồng với Gendo nhưng lại có phần trái ngược, cũng y hệt Kaworu như mình đã nói ở bài trước. Đây là một khía cạnh trong sự giống nhau đã khiến hai đứa thu hút lẫn nhau và đồng cảm.
2 notes · View notes
bunrieukawoshin · 2 years
Text
“Cậu cũng giống bố tớ.”
Tumblr media
Câu này không phải là fatherzone hay Kaworu tượng trưng cho hình tượng người cha mà Shinji mong muốn hay thậm chí là Kaworu cũng ích kỷ như Gendo gì hết. Giống ở đây là giống cái kiểu cả đời làm gì cũng vì người yêu, nhưng Gendo với Kaworu mỗi người đứng ở một đầu thái cực. Nếu như Gendo vô tâm, sẵn sàng lợi dụng bất kỳ ai để đạt được mục đích thì Kaworu hoàn toàn trái ngược. Cậu không hủy hoại người khác và thế giới mà thứ cậu hủy hoại là chính mình về cả thể xác lẫn tinh thần. Xem xong 3.0+1.0 rồi nhìn lại những phân cảnh cũ sẽ thấy buồn hơn rất nhiều vì biết đằng sau khuôn mặt dịu dàng và luôn mỉm cười với Shinji là một Kaworu đau khổ thế nào. Thật tình, Kaworu còn chẳng biết cách đối phó tổn thương tâm lý nào ngoài đè nén, chơi piano và nói chuyện với Shinji, không có chỗ nào giải tỏa hết. Thế Shinji thì có hiểu được những điều này không?
Có, cậu hiểu. Khi cậu so sánh Kaworu với bố mình, tức là đã coi tình yêu Kaworu dành cho mình tương đương với tình yêu của bố dành cho mẹ a.k.a tình cảm lãng mạn. Shinji có thể không tha thứ cho Gendo đã bỏ rơi cậu hay đối xử tệ bạc với mọi người, nhưng cậu hiểu nguyên do của ông là vì tình yêu dành cho mẹ mình và trân trọng tình cảm đó. Tương tự đối với Kaworu. Kaworu thì không làm gì cần được tha thứ, và Shinji sau khi nhớ lại những vòng lặp trước chỉ đơn giản là thừa nhận tình yêu của Kaworu dành cho mình là gì và đáng quý như thế nào. Đây là một phần trong lời hồi đáp Shinji muốn nói với Kaworu nên hiểu câu này theo hướng nào khác đều sẽ dẫn tới việc bản chất tình cảm của Kaworu bị nhầm lẫn, khiến cho kết thúc của cậu không được trọn vẹn.
Bên cạnh đó, trong phim KawoShin có những hình ảnh và lời thoại tương xứng với GendoYui và mình sẽ đăng dần trong các bài phân tích tới, đủ hiểu là mối quan hệ của hai đứa cần được nhìn theo hướng nào rồi đó.
1 note · View note
bunrieukawoshin · 2 years
Text
Về tình yêu trong Evangelion 3.0+1.0
Bản dịch từ bài viết của Kei
Tác giả viết bài đã xem phim từ khi ra rạp ở Nhật, và bài được đăng khi tranh cãi xoay quanh spoilers còn nổ ra.
Tumblr media
Evangelion 3.0+1.0: Thrice Upon A Time là một bộ phim về tất cả mọi sắc thái của tình yêu. Từ tình yêu dành cho gia đình, bạn bè, hàng xóm láng giềng đến tình thương ta dành cho những con người chưa từng gặp gỡ. Bộ phim nhắc rằng tình yêu là một thứ chúng ta vẫn luôn nhận được, đánh mất và chọn lựa, hết lần này đến lần khác. Thế tình yêu nào là vĩ đại nhất? Đối với mình, câu trả lời tùy thuộc vào cách mỗi người nhìn nhận. Bài viết này sẽ nêu cách nhìn nhận của riêng mình về tương tác giữa các nhân vật và điều mình nghĩ là cách khắc họa nhân vật trong Rebuild muốn nói lên.
Mình sẽ bắt đầu với nhân vật mà mình thấy đã khiến nhiều người chưa xem phim mà chỉ mới đọc được những mẩu spoilers không nêu rõ bối cảnh nổi đóa nhất: Nagisa Kaworu.
Kaworu là một nhân vật được rất nhiều fan Evangelion yêu mến, đặc biệt là những người thuộc cộng đồng LGBT+. Ikari Shinji có dành tình cảm cho cậu là một điều đã được xác nhận từ lâu và mọi người hãy yên tâm rằng bộ phim không hề thay đổi điều đó. Tuy nhiên, phim cũng không ghép cặp hai người cho về hẳn với nhau rành rành ra. Kiểu vòng vo này có thể làm nhiều fans không vui, và dù mình thấy họ có cảm xúc như vậy là hợp lý, mình không nghĩ họ hoàn toàn hiểu những khó khăn mà cộng đồng LGBT+ ở Nhật còn phải đối mặt, hay cách khắc họa tình cảm lãng mạn theo lối kể chuyện điển hình của Nhật Bản. (Mọi người nên xem thêm video "Yuri On Ice có làm tốt khía cạnh đại diện cho người đồng tính không?" của James Somerton để hiểu thêm)
Bộ phim đã khắc họa những gì về tình yêu của Shinji và Kaworu? Tin tốt đây, bất cứ thứ gì TV anime và The End of Evangelion đã nói lên về họ đều áp dụng lên Rebuild được - vì Kaworu là cùng một Kaworu của ngày xưa. Bộ phim đã chứng minh vũ trụ Evangelion lặp đi lặp lại liên tục, ở mỗi vòng lặp Kaworu và Shinji đều gặp gỡ nhau, và lần nào cũng vậy, Kaworu cố gắng mang lại hạnh phúc cho Shinji. Shinji biết được chuyện vòng lặp trong lần cuối cùng này và chọn phá vỡ nó để giải thoát Kaworu khỏi nỗi đau này.
Mối quan hệ giữa Shinji và Kaworu đã nói cho ta điều gì? Mình tin rằng tình yêu của họ trước hết là muốn cho khán giả biết được, theo như lời Kaji, “tình yêu không phân biệt giới tính”. Điều thứ hai, theo mình tình yêu của Kaworu chính là lời cảnh báo cho việc lấy hạnh phúc của duy nhất mỗi mình người kia làm hạnh phúc của mình. Nhiều hình ảnh và lời thoại tương ứng song song xuất hiện để so sánh giữa Gendo với Yui và Kaworu với Shinji. Gendo không thể sống thiếu Yui, và ông sẵn sàng phá hủy thế giới chỉ để đoàn tụ cùng vợ. Trong trường hợp của Kaworu thì thứ cậu phá hủy không phải là nhân loại mà là chính bản thân mình, đây cũng là bản chất bi kịch của cậu. Shinji trong phim cũng không hề từ chối tình cảm của Kaworu. Cậu nhớ ra những vòng lặp trước, thấy được tình yêu của Kaworu dành cho mình và vô cùng cảm kích, nhưng cậu cũng thấy được nỗi khổ của Kaworu và muốn xoa dịu nó. Cậu giúp Kaworu đến được một thế giới mới nơi Kaworu có thể tìm kiếm hạnh phúc của riêng mình và bình yên của cuộc đời, một thứ mà bố cậu đã không thể đạt được.Dù Kaworu và Shinji ở cuối phim không đi với nhau thành một cặp đôi, cần nhớ rằng khi Shinji giải thoát cho Kaworu, cậu chìa tay ra để tạo kết nối, hứa hẹn hai người sẽ còn được ở cạnh nhau. Xuyên suốt phim, Shinji đáp lại nỗ lực kết nối đến từ mọi người bằng cách chấp nhận những cái nắm tay, những cái ôm đến từ Rei, Misato và Gendo. Tuy nhiên, Kaworu là người duy nhất cậu tự mình đưa tay với lấy và điều này nói lên Kaworu quả thật có nhiều ý nghĩa đối với cậu như thế nào. Theo mình, hành động giản đơn này đã giữ cho cánh cửa Kaworu và Shinji đến với nhau sau khi Kaworu đã ổn định với cuộc sống hơn rộng mở.
Nếu mình viết một bài về Kaworu, tựa đề hẳn phải là, “Hồi sinh Nagisa Kaworu đã chôn vùi mô típ cặp tình nhân bi kịch như thế nào?” vì phim thực chất đã làm được điều này.
Một người mà Shinji cũng có tình cảm nhiều năm nay là Asuka; nhưng không giống như Kaworu, bản chất mối quan hệ của họ không để mập mờ tùy thuộc vào cách nhìn mỗi người. Trước trận chiến của mình, Asuka nói với cậu rằng “Tôi đã từng thích cậu đấy” và Shinji đã đáp lại trong phân cảnh Instrumentality, “Cảm ơn cậu đã nói ra là cậu đã từng thích tớ. Tớ cũng đã thích cậu.”Mối quan hệ này muốn nói cho chúng ta điều gì? Đây là một cách thể hiện chúng ta có thể yêu một ai đó, rồi hiểu rõ và trưởng thành, rồi buông tay khi hai người không còn hợp nhau nữa rất hay. Buông bỏ là một phần cần thiết của cuộc sống. Trong phân cảnh Instrumentality của những người khác Shinji đều chạm đến họ, còn đối với Asuka thì cậu ngồi bó gối và Asuka cũng xoay lưng về phía cậu, giống như trong cảnh cuối của The End of Evangelion. Cậu đã nói lời cảm ơn và đưa Asuka đi tìm bến bờ an bình của mình. Asuka và Shinji dạy chúng ta rằng buông bỏ những mối quan hệ từng có là bình thường. Chúng ta vẫn có thể trân trọng người ấy từng là những gì của mình và bước tiếp.
Còn Rei thì sao? Nói thật thì mình thấy bộ phim không nói lên gì nhiều về mối quan hệ của Rei với Shinji, mà tập trung vào mối quan hệ giữa Rei và thế giới này. Khán giả thấy được hạnh phúc giản đơn của cuộc sống thông qua Rei. Trong khi Shinji ngồi khóc thương tiếc suốt một phần tư thời lượng phim, Rei, với tên gọi Trông Như, đã học được cách trồng lúa và hòa nhập với cộng đồng, thấy được những điều diệu kỳ ở em bé và mèo con, niềm vui khi tắm rửa sau một ngày làm việc mệt nhọc, cũng như sức mạnh của của văn chương và sách tranh. Vào khoảnh khắc cuối cùng của cuộc đời mình, em chỉ luyến tiếc rằng không còn được ở cùng những người mình thương yêu lâu hơn nữa. Trong phân cảnh Instrumentality, Shinji nhận lấy bàn tay chìa ra, mình hy vọng điều đó có nghĩa là cậu đã sẵn sàng nhìn ngắm cuộc đời này cũng như Rei vậy. Rei gửi gắm thông điệp chúng ta có thể yêu cuộc đời này và không lãng phí quãng thời gian sống hữu hạn.
Tiếp đến là những bậc phụ huynh: Gendo và Misato. Theo mình họ đều đại diện cho những người không phù hợp với vị trí này, nhưng theo một cách nào đó vẫn cố hết mình làm tròn nghĩa vụ ấy. Gendo, như mình đã đề cập trong phần về Kaworu, là cảnh báo về việc xem mối quan hệ với một người khác là toàn bộ con người mình (trong TV anime thì Ikari vốn là họ của Yui). Ông ấy là hình ảnh một con người mãi tiếc thương người chết có thể trở thành cái gì. Misato, giống như Gendo, nhận biết rằng mình không hợp làm mẹ nên đã để con mình lại cho người khác nuôi lớn. Và dù chị ấy cũng thương tiếc cái chết của Kaji, nhưng không giống như ông, chị vẫn tiếp tục tiến về phía trước và dốc hết sức vào công cuộc bảo vệ nhân loại. Cả hai đều dang tay ôm lấy Shinji trong phim và cậu chấp nhận con người của họ.Mình không cho rằng bộ phim cho thấy Shinji đã tha thứ Gendo, mà là nỗ lực tìm hiểu với những việc họ đã làm và cố gắng hòa giải của cậu. Đối với Misato, thông qua những gì chị đã thể hiện thì nói rằng chúng ta vẫn có thể đặt hy vọng vào một tương lai tươi sáng hơn cũng không phải quá lời. Tình yêu và sự hy sinh của chị dành cho con trai và nhân loại là thứ đã giúp Shinji có thể cứu lấy những người cậu yêu thương bằng ngọn giáo Gaius.
Trong phim còn có tình bạn. Touji, Hikari và Kensuke là những cá nhân đóng vai trò quan trọng trong cộng đồng, họ rộng lòng đón nhận mọi người xung quanh cũng như tôn trọng không gian riêng của mỗi người. Họ nhẫn nại, tốt bụng và tượng trưng cho tầm quan trọng của sự hiện diện. Họ nhắn nhủ chúng ta hãy đến gặp và giúp đỡ những người đang cần được giúp bằng khả năng của chính mình, dù là cho người ta một bữa ăn ấm cúng hay một góc riêng tư.
Còn nhiều nhân vật khác mình muốn nhắc đến, nhưng hôm nay mình sẽ kết thúc bài viết này bằng Mari. Tình yêu của Mari thiên về hành động hơn. Cô ấy thoải mái bước vào không gian của mọi người xung quanh. Mari ôm ấp Asuka và cắt tóc cho em, Mari là người đầu tiên tiếp cận Gendo hồi đại học, và ở cuối phim, Mari đưa tay giúp Shinji đứng dậy. Mới nhìn thì khán giả có thể cho rằng phân cảnh của Mari và Shinji có hơi hướng lãng mạn, nhưng thật ra thì: chúng ta không biết, và không thể biết rằng cô ấy tượng trưng cho sắc thái tình yêu nào trong cuộc đời cậu.
Chúng ta không biết mối quan hệ giữa Mari và Shinji là như thế nào vì cả phim họ không tương tác với nhau bao nhiêu. Cô ấy quan tâm đến cậu, nhưng đối với mình là vì cô có lòng trắc ẩn và cảm thấy có nghĩa vụ dẫn dắt đứa con của hai người bạn Gendo và Yui. Mari đã có mặt từ ngày Shinji chào đời. (Nếu xét thêm manga thì Mari còn có tình cảm dành cho mẹ cậu. Kiểu tóc và kính mắt của cô là được Yui tặng. Cuối phim, Mari đã thay đổi kiểu tóc, đối với mình đó là bằng chứng cô cũng đã vượt qua đau thương từ cái chết của bạn mình và đi cùng với Shinji tạo thành một thông điệp chung.)
Thêm vào đó, cách họ trò chuyện dù có mùi tán tỉnh nhưng trọng tâm mang ý hai người đã lâu không gặp nhau. Mari kiểu người hành động rất tình cảm đối với bất cứ ai. Nếu phớt lờ đặc điểm này và chỉ tập trung vào chuyện cô tự nhiên bước vào không gian riêng của Shinji mà cho rằng đó là lãng mạn, thì cũng nên biết rằng Mari đối với Asuka cũng vậy, thậm chí độ thân mật giữa hai người họ còn hơn nhiều. Khi Mari ghẹo cậu, cậu cũng ghẹo lại và cô liền bất ngờ, “Chà, cậu cũng biết đáp trả rồi à!” Mục đích của cô cũng rõ ràng, là đến tháo vòng DSS cho cậu.
Mình thấy Mari là người phù hợp khép lại bộ phim nhất, vì chính lý do chúng ta không biết được mối quan hệ của cô đối với Shinji là gì. Vai trò của Mari nói lên câu “Tình yêu này là quan trọng nhất” trong một bộ phim thể hiện mọi tình yêu giữa người với người đều quan trọng và có vai trò trong việc xây dựng và ổn định cuộc sống như nhau. (Thật tuyệt khi cuối phim mình được thấy những tình cảm khác nhau giữa mọi người ở bên kia đường tàu từ góc nhìn của Shinji: Rei và Kaworu, giống như cách hai người đã xuất hiện trong lòng cậu trong The End of Evangelion, biểu hiện cho khả năng kết nối với mọi người và được yêu thương)
Nếu như bạn xem Mari là một người có tình cảm lãng mạn với cậu thì mình nghĩ cách nhìn này có nghĩa là bạn thiên về thể loại lãng mạn hơn là những gì các nhân vật cảm thấy trong lòng họ. Đối với mình, Mari, nhân vật được tạo ra để “phá hủy Eva”, là biểu tượng của tình yêu nói chung. Shinji nhận lấy bàn tay và kéo cô chạy ra ngoài thế giới mới tượng trưng cho sự cân bằng. Sự cho đi và nhận lại trong bất kì mối quan hệ nào.
Chúng ta là thành quả của những mối quan hệ trong đời mình, từ bố mẹ cho đến những người chúng ta từng đem lòng yêu, từ bạn bè đến bất cứ ai chúng ta muốn tiếp tục kết nối. Evangelion 3.0+1.0: Thrice Upon a Time là một câu chuyện về những mối quan hệ như thế. Một câu chuyện về tình yêu.
1 note · View note
bunrieukawoshin · 2 years
Text
Những ngôi sao và chuyện tình Ngưu Lang Chức Nữ
Nổi bật lên trên dải Ngân Hà lấp lánh trong những bầu trời đêm của Evanglion 3.0 là ba ngôi sao sáng tạo thành Tam giác Mùa hè: Altair, Vega và Deneb. Trong đó, Altair và Vega, hay sao Ngưu Lang và Chức Nữ, nằm ở hai phía Ngân Hà tượng trưng cho bi kịch cặp tình nhân bị chia cắt. Ở trên poster, đầu của Shinji đặt gần vị trí sao Ngưu Lang, còn Kaworu thì gần sao Chức Nữ, ấn định nhân vật mà hai đứa sẽ vào vai.
Tumblr media
Shinji trong Unit 01 vừa được Wille thu hồi xuyên qua màn đêm với dải Ngân Hà lấp lánh trong phân cảnh "Mừng cậu trở về, Ikari Shinji."
Tumblr media
Dải Ngân Hà trong phân cảnh ngắm sao.
Tumblr media
Truyền thuyết cũng có nhiều bản, ở bài này thì mình sẽ chọn phiên bản Ngưu Lang là người phàm. Nàng tiên Chức Nữ đem lòng yêu chàng, vì thế mà bỏ bê dệt vải. Tình yêu của hai người không được chấp thuận nên họ không thể ở bên nhau mãi mãi mà đành phải ly biệt, chỉ có thể đoàn tụ mỗi năm một lần.
Cái tên Ngưu Lang có nghĩa là chàng trai chăn trâu, chính công việc chàng làm là danh tính của chàng, và Shinji cũng giống như thế. Ikari Shinji ngoài là phi công Unit 01 thì còn là ai, là một con người như thế nào là một chủ đề xuyên suốt của Evangelion. Sự tồn tại của cậu gắn chặt vào việc lái Eva, nếu không thì cậu không biết mình sống để làm gì.
Kaworu cũng có những điểm tương đồng với Chức Nữ. Điểm thứ nhất là thân phận của cậu, một Angel, cũng giống với thân phận tiên nữ của Chức Nữ. Điểm thứ hai, vì yêu mà bỏ bê công việc. Nếu trong truyện đó chỉ là sự biếng nhác của cặp đôi trẻ, thì Ngưu Lang Chức Nữ của Evangelion tạm thời được quên đi trách nhiệm của mình trong một khoảng thời gian ngắn để tận hưởng những ngày yên bình hiếm hoi. Công việc được giao khi Shinji vừa về đến Nerv là lái Unit 13, tuy nhiên khi gặp Kaworu và học chơi đàn, cậu không còn phải suy nghĩ nhiều về việc lái Eva nữa. Nhưng rồi, câu chuyện tình của Ngưu Lang Chức Nữ vốn là một bi kịch chia cắt, kết thúc với chút ánh sáng hy vọng ở những lần gặp lại sau này. Khi bộ phim tiến dần đến kết thúc, bi kịch ấy cũng giáng xuống Shinji và Kaworu. Nước mắt rơi, người đi mất, chỉ để lại một lời hẹn lần sau gặp.Còn gặp lại sẽ lại còn chia cắt, còn chia cắt sẽ còn bi kịch, lặp đi lặp lại mãi không ngừng. Liệu có hồi kết nào cho vòng lặp vô tận này không?
Tumblr media
Dải Ngân Hà trong một đoạn phân cảnh ngắm sao lặp lại ở 3.0+1.0, bầu trời sáng hơn hẳn những bầu trời ta từng thấy trong phần phim trước, những bầu trời đêm Shinji và Kaworu đã cùng nhau ngắm nhìn. Ánh sao lan tỏa khiến cho hình thù của dải Ngân Hà chia cắt hai người không còn rõ rệt nữa. Cứ như là ai dâng nước sông Ngân lên, để dòng nước tràn bờ dịu dàng kết nối những ngôi sao lại với nhau. Dải Ngân Hà rộng lớn ấy tượng trưng cho vũ trụ, Shinji đang thay đổi vũ trụ này. Cậu và Kaworu sẽ có thể gặp nhau, kết nối với nhau mà không cần phải lặp lại bi kịch bị chia cắt thêm một lần nào nữa.
0 notes
bunrieukawoshin · 2 years
Text
Về cách đặt tên của 4 phần Rebuild
Rebuild of Evangelion là tên khi thông báo dự án, còn thực chất cả 4 phim đều không có chữ Rebuild trong tên. Fan vẫn gọi Rebuild thôi cho gọn chứ gọi như tên chính thức là Evangelion Shin Genkijoban (新劇場版 Tân Kịch Trường Bản) thì dài dòng chết. Kịch trường bản là bản điện ảnh chiếu rạp (để phân biệt với bản TV) thôi không có gì sâu xa đâu. Theo truyền thống của Evangelion thì mỗi phim lại có thêm một tên tập nữa bằng tiếng Anh.
Tumblr media
Dòng chữ ở giữa: Chúng ta lại một lần nữa cố gắng kiến tạo nên điều gì?
ヱヴァンゲリヲン新劇場版:序 Evangelion Shin Genkijoban: Jo Evangelion 1.0: You Are (Not) Alone
ヱヴァンゲリヲン新劇場版: 破 Evangelion Shin Genkijoban: Ha Evangelion 2.0: You Can (Not) Advance
ヱヴァンゲリヲン新劇場版: Q Evangelion Shin Genkijoban: Kyu Evangelion 3.0: You Can (Not) Redo
シン・エヴァンゲリオン劇場版 𝄇 Shin • Evangelion Genkijoban 𝄇 Evangelion 3.0+1.0: Thrice Upon A Time
Các yếu tố trong tên tiếng Nhật đều gợi nhắc về âm nhạc và kịch nghệ. Tên của 3 phần đầu tạo thành Jo-Ha-Kyu (序破急 Tự-Phá-Cấp), một khái niệm về sự lên xuống trầm bổng và chuyển động được áp dụng trong nhiều loại hình nghệ thuật truyền thống của Nhật Bản. Một vở kịch Noh chuẩn 5 phần (5 dan) bắt đầu từ từ và hợp lý trong phần thứ nhất (jo), xây dựng kịch tính và căng thẳng trong phần thứ hai, ba và bốn (ha), với điểm cao trào ở phần dan thứ ba, và kết thúc nhanh chóng với sự trở lại không khí yên bình và thuận lợi trong phần dan thứ năm (kyu). Kyu giải quyết mọi vấn đề nhanh chóng và bất ngờ, nhưng điều này chỉ có nghĩa là kyu nhanh so với những các phần trước đó, và nếu không quen với các quy tắc của kịch Noh có thể không nhận ra việc đẩy nhanh tốc độ. Có thể thấy, nhịp độ tình tiết phim cũng dựa theo cấu trúc các phần kịch Noh.
Riêng 3.0 thì có chút khác biệt, sử dụng Q, viết tắt cho Quickening, thay vì ký tự kanji 急, nhưng vẫn giữ nguyên được ý nghĩa là tăng tốc. Bản thân phần này cũng được đánh giá là khá khác với Evangelion về mặt triển khai nội dung.
Ở phần cuối, chữ Shin được đưa lên đầu và chuyển thành katakana thay vì kanji, nên có thể hiểu theo hai nghĩa Chân/Tân. Cách chơi chữ này đã từng được dùng ở tên tập 24: Saigo no Shisha (最後のシ者 Sứ/Tử Giả Cuối Cùng).
Thrice Upon A Time vốn là một tác phẩm của nhà văn James P. Hogan, viết về đề tài du hành thời gian, đề cập đến sự rẽ nhánh dòng thời gian khi gửi lời nhắn về quá khứ/nhận được lời nhắn từ tương lai. Một trong những thông điệp của câu chuyện là tình yêu vượt thời không. Ở dòng thời gian nào thì nhân vật chính Murdoch và một cô gái tên Anne cũng gặp gỡ và yêu nhau, bất kể cách sự kiện dẫn đến có khác biệt như thế nào đi chăng nữa. Thay vì 4.0, có lẽ phần cuối được tách ra thành 3.0+1.0 là để ứng với "Thrice" và "A" trong tên.
Lần này, tên phim không còn dùng chữ để đặt nữa mà dùng 𝄇, dấu hiệu chấm dứt một đoạn nhạc đã được lặp lại, đánh dấu hồi kết cho một bản nhạc mang lại nhiều cảm xúc kéo dài 26 năm.
2 notes · View notes
bunrieukawoshin · 2 years
Text
[Character Study] Nagisa Kaworu ở bản anime Neon Genesis Evangelion - 2/3
Phần I
II - KAWORU TOÀN NÓI CHUYỆN TRÊN TRỜI DƯỚI ĐẤT?
Những câu thoại của Kaworu thường không ăn nhập với cuộc trò chuyện và Shinji thường đáp lại "Vậy sao?" Bối rối, bị động như cũng không có ác cảm. Lời của Kaworu nghe rất dễ chịu. Cũng có thể vì khó hiểu nên nghe mới thấy hay hay, nhưng theo mình, những gì Kaworu nói ra không phải là những lời hoa mỹ sáo rỗng. Dù gì thì những câu từ đó cũng đã có thể giúp Shinji mở lòng và yêu Kaworu, nên chắc chắn trong chúng đều ẩn chứa những ý nghĩ sâu sắc thoạt nhìn không tài nào nhận ra được.
Cách nói chuyện của Kaworu có ảnh hưởng như thế nào lên sự hình thành mối quan hệ Kaworu - Shinji và y nghĩa của nó đối với mục đích xây dựng nhân vật Kaworu.
Tumblr media
Trong mối quan hệ giữa người với người, ấn tượng ban đầu đóng vai trò vô cùng quan trọng. Vào thời điểm gặp nhau, Shinji cảm thấy hoàn toàn đơn độc. Bạn bè của cậu đã chuyển đi, Tokyo-3 đã bị phá hủy, cậu mất hết hy vọng nhận được sự chấp nhận từ cha mình, cậu sợ Rei và Misato, và không biết Asuka đang ở đâu hay làm thế nào để kết nối với cô ấy. Kaworu xuất hiện và đánh lạc hướng Shinji bằng tiếng ngân nga một bài hát. Kaworu đã nhận xét rằng nó "mang lại niềm vui và giúp chấn hưng tâm tình", nên cậu mới thử dùng cách này để giải thoát Shinji khỏi những suy nghĩ luẩn quẩn trong đầu. Bên cạnh đó, câu "Tớ nghĩ đây là thành tựu bậc nhất của nền văn minh Lilin" trong hoàn cảnh bài Ode to Joy, bài hát về sự đoàn kết của con người, đã thành công khiến Shinji để ý và tạo ấn tượng đầu tiên tốt, mở ra con đường cho mối quan hệ chữa lành tâm hồn Shinji trong một thời gian, thì nó cũng có thể mang ý nghĩa sâu xa hơn là yêu thương, cứu rỗi nhau chính là thành tựu bậc nhất của loài người. Con người dù có làm khổ nhau đến mức nào, thì chính họ cũng xoa dịu nhau chứ không ai khác. Điểm tích cực ẩn chứa trong những vấn đề Shinji đang gặp phải nhờ Kaworu mới có cơ hội hóa thành những lời có khả năng chạm đến cậu.
Khi giới thiệu mình, Kaworu nói "Cũng như cậu" trước, đem lại sự gần gũi và tương đồng giữa hai đứa. Hơn nữa, như mình đã nói ở bài trước, cậu lại là hình mẫu lý tưởng của Shinji, nên đã dễ dàng để lại một ấn tượng tốt, thậm chí là đã đi đến bước gọi nhau bằng tên rất thân mật trong vòng vài phút đầu gặp gỡ.
Tumblr media
Ở phân cảnh tiếp theo, Shinji đã chối không hẳn là cậu đợi Kaworu (lúc này, bản nhạc đang phát trong tai nghe của Shinji là Ode to Joy, nên có thể xem đây là ngụ ý đang cậu đợi Kaworu thật) nên liền giải thích việc ngồi lại bằng cách nói rằng mình sẽ tắm rồi về nhà, trong khi hoàn toàn không có ý định đó (trước phân cảnh này là cảnh Misato nhìn vào phòng Shinji và tự nhủ cậu đã không chịu về mấy ngày), thì nhìn thấy biểu cảm cười dịu dàng của Kaworu. Sau đó, cậu mới thêm: "Nhưng mấy ngày nay tớ không muốn về", vì khi nhìn thấy nụ cười ấy, Shinji cảm nhận được rằng đây là người mình có thể chia sẻ thành thật mà không sợ nhận về phản ứng tiêu cực. Kaworu đáp lại kỳ vọng này bằng cách không nói đến việc Shinji không về nhà là đúng hay sai, cậu không phán xét hành động của Shinji. Thay vào đó là một câu nghe khá liên quan nhưng có vẻ không ăn nhập gì lắm:
"Cậu có một mái nhà. Có một nơi để trở về làm cậu vui. Thế là tốt rồi."
Shinji không về nhà vì ở nhà không còn thoải mái nữa, vậy nên hẳn là trước giờ nơi đó đã cho cậu một cảm giác ấm cúng và an toàn. Có thể mường tượng ra lúc ấy, Shinji lại đang kẹt trong mớ cảm xúc hỗn độn về ngôi nhà của mình: đó là nơi mình từng sống, từng thấy vui vẻ, giờ mình không thấy thế nữa, chán ghét nơi đó có phải là vô ơn không, mình có lỗi không,... những điều như thế. Kaworu dùng lại cách cũ để kéo Shinji ra khỏi cái hố đó, gợi ra những điểm tích cực trong vấn đề. Khi nói ra câu này, dường như ý Kaworu là, bây giờ cậu muốn về nhà hay không cũng không sao, cảm thấy thế nào về nói đó cũng được, đừng cả nghĩ về chuyện đó nữa.
Phân cảnh kết thúc với câu "Tớ muốn nói chuyện với cậu thêm chút nữa", thể hiện sự hứng thú đối với tâm hồn Shinji và khao khát muốn hiểu rõ nó của Kaworu trước khi chuyển sang phân cảnh nhà tắm.
Tumblr media
"Cậu luôn tránh né mọi lần đầu tiếp xúc nhỉ. Cậu sợ phải cảm nhận người khác sao? Nếu cậu không gần gũi người khác, cậu sẽ không cảm thấy bị phản bội hay đau đớn. Nhưng nỗi cô đơn sẽ không để cậu được khuây khỏa. Con người không thể xóa tan phiền muộn. Con người lúc nào cũng cô đơn. Chỉ là người ta lại quên đi để có thể tiếp tục sống."
Câu "Nếu không gần gũi người khác thì sẽ không cảm thấy bị phản bội hay đau đớn" vốn là thoại của Shinji trong bản nháp 2 đã trở thành thoại của Kaworu trên anime. Kaworu đặt ra câu hỏi cho Shinji, rồi tự mình trả lời. Nói cách khác, cậu đang lên tiếng hộ lòng Shinji. Ở đây, Kaworu là một người thấu hiểu và có thể diễn đạt những tâm tư của Shinji ra bằng lời, sau đó gỡ rối những mối tơ vò ấy.
Đối tượng được đề cập trong câu từ "cậu" biến thành "con người", vấn đề của một cá nhân cũng là vấn đề của cả nhân loại. Kaworu đang khám phá về tâm hồn con người, nhưng không hề tỏ vẻ tọc mạch mà trái lại, khi nhìn ra được những bản chất đó, cậu không phán xét mà thấu hiếu, vì một phần của Kaworu là người, một phần quan trọng. Thông qua Shinji, cậu thấy được "Lilin" và thông qua "Lilin", cậu thấy được Shinji, và thấy cả bản thân mình nữa, đó chính là sự thấu cảm. Cách nói lồng ghép cá nhân vào cộng đồng này của Kaworu chỉ ra rằng con người là thế, ai cũng như ai, cậu không cần phải sợ hãi hay cô đơn vì cậu cảm thấy như vậy, và nắm lấy tay Shinji trấn an.
Tumblr media
Đã hiểu được tâm hồn con người, hay cụ thể hơn là Shinji, là như thế nào, Kaworu đưa ra lý giải rồi nêu lên cảm xúc của mình.
"Tâm hồn con người lúc nào cũng thấy khổ sở. Vì trái tim rất dễ bị tổn thương, nên sống thôi cũng đã đau đớn rồi. Nói ra thì, trái tim cậu mong manh tựa như thủy tinh vậy." "Tớ ư?" "Phải, rất đáng có cảm tình." "Có cảm tình?" "Tức là tớ thích cậu đấy."
Ở một thế giới mà không có lời lý giải cho mọi thứ ập đến hành hạ Shinji (và cậu cũng hành hạ ngược lại, để trả đũa) thì có một người bất chấp tất cả và đối tốt với cậu. Có một người sẵn sàng làm bất cứ thứ gì để đảm bảo cậu thấy an lòng. Kaworu là minh chứng cho một người như vậy có thể và có tồn tại. Chúng ta hay nghĩ không lý gì có ai yêu một người lúc nào cũng tỏ ra đau khổ và tự căm ghét bản thân như vậy, và tình yêu của Kaworu dành cho Shinji thường được nhận xét là vô điều kiện và cái chết của cậu được giải thích do tình yêu vô điều kiện không tồn tại. Kaworu phủ nhận điều này. Kaworu nhìn thấy cái đẹp ở một trái tim mong manh. Chính là vì tâm hồn dễ bị tổn thương nên mới xứng đáng được yêu.
Tumblr media
Kaworu tiếp tục gợi Shinji nói chuyện ở phân cảnh ngủ lại. Vào thời điểm này, Kaworu đã có thể dễ dàng khiến Shinji mở lòng. Chính Shinji sau khi chia sẻ cũng giật mình là tại sao mình lại chia sẻ những vấn đề của mình một cách thoải mái như vậy. Trước giờ cậu cảm thấy được biết đến là một trải nghiệm đáng ngại, nhưng những gì Kaworu đã nói với cậu trong lúc tắm đã mở ra góc nhìn khác: một phần của trải nghiệm được biết đến là trải nghiệm được yêu mến. Kaworu hiểu Shinji nên mới yêu cậu, sẵn sàng lắng nghe cậu tâm tình.
Tumblr media
Không có gì lạ khi đây là một trong những câu nói nổi tiếng nhất của Kaworu vì ý nghĩa lớn lao mà nó mang lại cho cả Kaworu và Shinji. "Được sinh ra để gặp cậu" đặt sự tồn tại của Kaworu vào thế bị động, củng cố sự tồn tại của Shinji bằng cách biến nó trở thành nguyên do tồn tại của một người khác và theo một khía cạnh nào đó, góp phần giúp Shinji coi trọng và tự tin vào bản thân hơn. Thông thường, nếu lý do sống của một nhân vật chỉ xoay quanh một nhân vật khác thì sẽ không hay lắm, nhưng trong trường hợp này lại là một bước tiến cho phát triển nhân vật của Kaworu vì hai lý do: một là ban đầu việc Kaworu sống không có ý nghĩa gì lắm đối với chính cậu, hai là nhận ra mình muốn sống vì Shinji là quyết định tự do duy nhất của cậu trong cuộc đời nằm trong tay kẻ khác.
Đến đây, tập 24 đã đi hết nửa chặng đường của nó và hoàn tất việc dựng nên hình tượng Kaworu lý tưởng trong mắt Shinji, nên mình trong bài này mình sẽ không phân tích các câu nói ở nửa cuối (chủ yếu là trong trận chiến với Shinji) vì chúng không dựng nên mà ngược lại, góp phần buộc Shinji phải từ bỏ hình ảnh lý tưởng ấy. Chỉ từ lời nói cũng thấy được rằng Kaworu có sức ảnh hưởng rất lớn đối với Shinji, và sự tồn tại của Kaworu cũng ảnh hưởng đến thông điệp của Neon Genesis Evangelion: tự học cách yêu bản thân, từ đó mở lòng và yêu người khác, mà để truyền tải được thì cái chết của Kaworu là một yếu tố quan trọng phải có. Mình sẽ phân tích điểm này rõ hơn, từ đó có thể nói lên vai trò của Kaworu một cách hoàn chỉnh nhất ở bài viết tiếp theo.
Phần III
2 notes · View notes
bunrieukawoshin · 2 years
Text
[Character Study] Nagisa Kaworu ở bản anime Neon Genesis Evangelion - 1/3
I - KAWORU CÓ THẬT SỰ HOÀN HẢO?
Tumblr media
Nagisa Kaworu, Đứa trẻ thứ năm. Tabris, Angel thứ 17. Adam, Sứ giả cuối cùng. Xuất hiện với phong thái điềm tĩnh và sự thoải mái, dễ chịu trong từng lời nói cử chỉ nhưng cũng không kém phần bí ẩn, Kaworu quả thật đã đem lại cho khán giả những bối rối xen lẫn cảm giác nhẹ nhõm hiếm hoi giữa nhịp phim dồn dập với những đứa trẻ đầy tổn thương tâm lý, những người lớn dần bị dồn đến đường cùng bế tắc. Để rồi khi sự thật tiết lộ, chúng ta thấy đau lòng, nhưng cũng không ngạc nhiên lắm, Kaworu quá hoàn hảo để có thể là một đứa trẻ bình thường bất kỳ. Nhưng có thật là vậy không? Phải chăng bi kịch về danh tính Angel chỉ nằm ở tình tiết Kaworu phải chết và không thể ở bên cứu rỗi Shinji nữa, hay nó còn ẩn sâu trong những suy nghĩ của người khác lẫn của chính Kaworu về sự tồn tại của một Angel mang hình dáng con người?
Sự điềm tĩnh đến từ những hiểu biết về bản thân, đằng sau bức màn đó là nỗi khiếp sợ sự tồn tại của chính mình  và lý do Kaworu xem cái chết là tự do tuyệt đối.
Trước tiên hãy nói về Kaworu trong bản nháp, hay được gọi là hai phiên bản "trầm cảm" hơn của Kaworu. Thực chất, Kaworu ở các bản nháp vẫn giữ được vẻ thoải mái, dễ chịu. Cậu vẫn biết đùa, vẫn có thể trò chuyện vui vẻ với Shinji. Điểm khác biệt với anime, và cũng là điểm khiến chúng ta thấy Kaworu nháp không được "hoàn hảo" bằng anime, nằm ở sự hoảng loạn khi cậu biết được danh tính của mình. Trong ở một chi tiết ở bản nháp 1, khi nhìn thấy Adam, Kaworu không hề nhận ra đó là gì mà phải thông qua Rei gọi tên sinh vật ấy thì mới biết được. Dường như cậu còn không biết Adam trông như thế nào nữa chứ đừng nói đến chuyện phân biệt được Adam và Lilith như trên anime. Hướng đến Adam chỉ là hành động vô thức dựa trên bản năng. Và khi bản năng Angel bên trong Kaworu mạnh hơn, cậu đã phải hối thúc Shinji tiêu diệt cậu trước khi không còn làm chủ được mình.
Bản năng và hành động vô thức là nguyên nhân của trạng thái hoảng loạn. Muốn kiểm soát được bản năng của Angel và tránh các hành động vô thức, trước hết cậu cần phải hiểu rõ bản thân sinh ra để làm gì. Kaworu nháp không hoàn toàn ý thức được mình là ai, còn trong anime thì có. Kaworu trông càng điềm tĩnh đến đâu, thì cũng càng am hiểu bản thân sâu rộng đến đấy. Tuy nhiên, sự điềm tĩnh không đồng nghĩa với việc cậu tự cho rằng Angel thượng đẳng hơn con người. Đó chỉ là, vì cậu không thể thay đổi được gì về việc cơ thể và linh hồn của mình là gì nên dù biết hết mọi chuyện cũng lặng lẽ chấp nhận, không vùng vẫy chống lại khi còn sống. Đây là nền tảng để cậu cho rằng sự sống và cái chết cũng như nhau, rằng cái chết là cách duy nhất cự tuyệt lại số mệnh ấy.
Để hiểu được Kaworu biết rõ bản thân là chuyện kinh khủng đến mức nào mà có thể sinh ra cách nghĩ tiêu cực như vậy, mình sẽ phân tích thông qua một trong những nhận xét của Shinji về Kaworu khi trò chuyện cùng Misato ở cuối tập 24:
"Cậu ấy giống em. Và Ayanami."
1. "Và Ayanami."
Kaworu vừa giống vừa khác với Rei. Về mặt sinh lý là đều chứa linh hồn của FAR, Adam và Lilith trong thể xác con người, và việc "lấy hình dáng của Lilin để sinh sống trên hành tinh này" này đã khiến cả hai gặp khó khăn trong khi hiểu bản thân mình, làm nảy sinh những cảm xúc và ý nghĩ tiêu cực. Đối với Rei, đó là sự chơi vơi, lạc lõng, không có nơi thuộc về vì không hình dung ra được bản thân là ai. Chúng thể hiện rõ nhất trong bài thơ đầu tập 14. Trích đoạn:
"Bầu trời. Bầu trời màu đỏ. Màu đỏ. Mình ghét màu đỏ."
Đây lần thứ hai Rei nhắc đến bầu trời. Lần đầu, bầu trời màu xanh và theo sau là "Những gì mắt thấy. Những gì mắt không thấy." Ở Rei thứ có màu đỏ và liên hệ với thứ vừa thấy vừa không thấy là đôi mắt. Đôi mắt là cửa sổ tâm hồn nên đây chính là sự thù ghét của Rei dành cho linh hồn Lilith, cái thứ xa lạ tồn tại trong cơ thể mình.
Kaworu chứa linh hồn của Adam, đôi mắt của Kaworu cũng màu đỏ. Và tương tự, cảm xúc của Kaworu đối với chính mình cũng tiêu cực như vậy, nhưng vì nguyên do khác với Rei nên nó nghiêng về sợ hãi hơn chứ không hẳn là ghét. Rei không biết và đặt ra những câu hỏi không lời giải, mãi cảm thấy xa lạ với một phần linh hồn mình nên đâm ra ghét bỏ. Trái ngược với Rei, Kaworu biết mình là cái gì, mình tồn tại là vì mục đích gì. Nhưng vì biết nên cậu mới sợ hãi. Dù biết ở mức độ nào, mơ hồ hay rõ ràng, cũng đều khiến Kaworu sợ hãi. Trong bản nháp, nỗi sợ hãi ấy thể hiện ra bằng những vết sẹo trên cổ tay. Kaworu từng cố tự tử hay ít nhất là hủy hoại bản thân trong quá khứ, vì cậu mơ hồ hiểu ra mình sống là điều khủng khiếp như thế nào, nên muốn kết thúc sự tồn tại của chính mình. Ở bản nháp 1, cậu muốn chết. Chết bất cứ lúc nào, chết bất cứ nơi đâu, nên vào những phút cuối mới nói rằng "Thà rằng hôm đó chìm xuống biển cùng cậu đã tốt hơn rồi" với Shinji, vì cậu cho rằng đó là hạnh phúc khi được chết với người mình yêu. Kaworu trong anime thì đã hiểu tường tận, nên cậu biết mình không thể chết theo cách đó được. Dù cho không còn những vết sẹo nhưng sự thật là Kaworu sinh ra và lớn lên ở Seele vẫn không thay đổi, nên nỗi sợ bản thân cũng không biến mất. Thật không muốn tưởng tượng ra 15 năm đó cuộc sống của Kaworu như thế nào, Seele đã nuôi dạy cậu ra sao. Các bạn nhớ căn phòng tăm tối và vương vãi thuốc men của Rei và hồ nước chứa những nhân bản Rei với ánh mắt vô hồn chứ? Môi trường sống của Kaworu có lẽ cũng như vậy. Cậu biết hết tại sao mình lại sống như thế, tại sao có những "mình" như thế. Biết mình là Angel cuối cùng, biết mình mang trong mình linh hồn Adam. Quyết định của cậu sẽ đem đến diệt vong cho một trong hai sự sống xuất hiện trên Trái Đất. Nếu hợp nhất với Adam (thể xác), con người sẽ diệt vong. Nếu không, Angel sẽ diệt vong. Nếu hợp nhất với Lilith, mọi sự sống sẽ quay về trạng thái ban đầu. Biết mình có thể bị thay thế. Những "mình" trong bồn chứa là Dummy Plug cho Mass Production Eva, là kế hoạch dự phòng để tiến hành Dự án Hoàn thiện Con người của Seele. Chúng còn là một trong những nỗi kinh hoàng của End of Evangelion.
Khác với những gì cậu thể hiện ra ngoài ở trong anime, tâm lý của Kaworu không được thoải mái như lời nói và hành động của cậu. Lúc nào cậu cũng mang trong mình nỗi sợ hãi đó, nhưng chúng không xuất hiện trực tiếp ra ngoài trên những vết sẹo nữa mà thể hiện thông qua gánh nặng lựa chọn tương lai sống còn dành cho Angel hay loài người. Ở bản nháp, hành động đi tìm Adam nhiều phần đúng là bản năng đơn thuần, còn trên anime, với một Kaworu biết nhiều hiểu nhiều thì không thể cứ đổ lỗi cho bản năng được. Kaworu ý thức được mình đang làm gì và trách nhiệm với danh tính của mình đã buộc cậu phải đưa ra quyết định tiêu diệt một trong hai giống loài. Đối với bất kỳ ai, lựa chọn giữa hai con đường diệt chủng này đã là khó khăn không tưởng, huống hồ gì đối với một thiếu niên 15 tuổi. Seele không hề quan tâm đến việc này mà chỉ biết là lừa được Kaworu xuống tìm Adam (thực chất là Lilith) để thực hiện kế hoạch. Tồn tại để phục vụ mục đích của người khác và nỗi thống khổ khi phải lựa chọn, nhìn từ góc độ này, Kaworu cũng chẳng khác Shinji là bao.
2. "Cậu ấy giống em."
Anno đã từng trả lời phỏng vấn trong tạp chí JUNE 8/1996 như sau:
Phóng viên: Nhưng chẳng phải cái tên Nagisa Kaworu (hay Kaoru) cũng hợp làm tên con gái sao? Anno: Nhưng cậu ấy là con trai. Không có nữ tính gì ở đây hết, vì hai đứa với nhau giống như là Shinji với một Shinji nữa. Người xuất hiện trước mặt Shinji là một bản thân lý tưởng của cậu, nên không là con gái được.
Lý do mà Kaworu trông gần như là hoàn hảo ở bên ngoài chính là vì cậu là hình mẫu lý tưởng của Shinji, là người mà Shinji sẵn sàng đón nhận vào cuộc đời mình nhất. Cậu xuất hiện như thế là dụng ý của đạo diễn, nuông chiều tâm lý không muốn thay đổi bản thân và trốn chạy của Shinji để rồi giáng một đòn thật đau. Không những mang danh tính thật là Angel, Kaworu còn mang suy nghĩ cái chết và sự sống không có gì khác biệt, một suy nghĩ tiêu cực. Sự phản bội lý tưởng mà Shinji đặt ra cho Kaworu khiến cậu bối rối và phẫn nộ: “Tớ chẳng hiểu cậu đang nói gì cả.” Tuy nhiên, sau những chuyện như vậy, Shinji không vì thế mà quay lưng lại với Kaworu, chứng tỏ những tiếp xúc trước đó giữa hai đứa có ý nghĩa. Trong mối quan hệ giữa Kaworu và Shinji có cả đóng góp của những nét tiêu cực, sự lý tưởng hóa đến từ Shinji và vẻ điềm tĩnh đạt được khi hiểu rõ sự tồn tại đáng sợ của bản thân đến từ Kaworu, chúng mở ra một cái nhìn sâu sắc hơn về cả hai. Shinji đã nhận ra về mặt tâm lý Kaworu có thể không phải là một người hoàn toàn hoàn hảo, nhưng cậu có thể chấp nhận một Kaworu như thế.
Khi bỏ hết những áp đặt, lý tưởng hóa lên người đối diện đi, ở Kaworu vẫn còn có một đặc điểm mà Shinji chưa có: ý chí tự do. Mình đã dẫn vào mục 2 bằng cách nêu ra sự giống nhau trong cuộc sống phụ thuộc vào yêu cầu của người khác của hai đứa, thì đây là sự khác biệt. Shinji chỉ làm những gì mà mọi người bảo, trở thành con người mà mọi người kỳ vọng, nếu không ai bảo cậu sẽ không làm. Còn Kaworu nhờ có ý chí tự do, nên mới có thể tự làm những thứ không có sẵn trong kế hoạch của Seele là tìm hiểu bản chất loài người. Tự do của Kaworu chính là gặp gỡ và kết bạn, đem lòng yêu mến Shinji và đỉnh điểm của nó là "Tớ có lẽ được sinh ra để gặp cậu", thay đổi mục đích tồn tại của mình từ phục vụ kế hoạch của Seele thành tồn tại vì một người mình yêu mến và cuối cùng là lựa chọn cái chết để chối bỏ hoàn toàn mục đích tồn tại ban đầu, thứ đã khiến Kaworu khiếp sợ bản thân mình. Câu thoại cuối của Kaworu: "Gặp được cậu tớ rất vui" đã khẳng định tầm quan trọng của việc gặp gỡ Shinji đối với tâm lý Kaworu. Tình cảm và ảnh hưởng của cả hai lên nhau là song phương, và tình cảm hình thành trong một khoảng thời gian ngắn ngủi này đã đóng vai trò quan trọng đối với sự hoàn thiện phát triển của cả hai về sau.
Trước khi có thể nói về cái vai trò quan trọng ấy của Kaworu, mình muốn bàn về cách NGE đã xây dựng nên nhân vật này, đúng hơn là bàn kỹ một đặc điểm cụ thể rồi khái quát nên tổng quan. Vẻ hoàn hảo không nói lên con người Kaworu giấu kín bên trong, đúng vậy, nhưng không thể chối cãi rằng nó là một phần của nhân vật, và một trong những yếu tố góp phần tạo nên phong thái điềm đạm thuộc về sự hoàn hảo đó là lối nói chuyện của Kaworu. Đây là cách mà Kaworu đã có thể khiến Shinji mở lòng mà mình sẽ thử giải mã thông qua một số cảnh phim ở bài tiếp theo.
Phần II
0 notes